Hiện nay, rất nhiều người có mong muốn được bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, nhất là ở ngành cung cấp dịch vụ đồ uống cafe. Tuy nhiên việc lo lắng không biết mình có đủ vốn để kinh doanh hay không là khó khăn đối những "lính mới" như này. Cùng theo dõi những chia sẻ sau đây của PenViet về các chi phí đầu tư thiết kế cửa hàng kinh doanh nhé!
Trước khi xác định tiền vốn bỏ ra kinh doanh, các bạn cần phải xác định, lên kế hoạch rõ ràng cho việc kinh doanh của mình. Những hạng mục các bạn phải để tâm gồm có"
THUÊ MẶT THIẾT KẾ CỬA HÀNG
Các Chi Phí Kinh Đầu Thiết Kế Cửa Hàng Khi Kinh Doanh Quán Cafe
Để kinh doanh cửa hàng cafe hiệu quả thì mặt bằng cửa hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chi phí thuê mặt bằng dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu một tháng tùy thuộc vào vị trí và diện tích sàn. Thường thì con số sẽ rơi vào khoảng 20 - 40 triệu. Tại những nơi trung tâm, đông người qua lại chắc chắn sẽ có khoản tiền thuê hàng tháng sẽ có cao hơn rất nhiều so với nơi góc phố, đường nhỏ. Bạn nên tránh suy nghĩ việc mặt bằng rẻ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Bởi nó luôn ẩn chứa nhiều rủi ro.
CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT
Trong việc kinh doanh cửa hàng cafe cơ sở vật chất - kỹ thuật luôn chiếm một số lượng lớn trong nguồn vốn. Nó thường chia ra 4 nhóm chính: nội thất, trang trí, dụng cụ pha chế và các nhóm đồ đạc khác.
Các Chi Phí Kinh Đầu Thiết Kế Cửa Hàng Khi Kinh Doanh Quán Cafe
CHI PHÍ DUY TRÌ CỬA HÀNG
Chi phí duy trì cửa hàng bao gồm rất nhiều các khoản phí quan trọng, ở đây chúng tôi đề cập đến phí dịch vụ và các khoản thuế theo quy định củng Nhà nước.
- Phí dịch vụ gồm: tiền điện nước, internet, điện thoại,...
- Các loại thuế bắt buộc: thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng.
CHI PHÍ HAO MÒN
Các Chi Phí Kinh Đầu Thiết Kế Cửa Hàng Khi Kinh Doanh Quán Cafe
Đối với tài sản cố định bạn còn phải tính thêm cả chi phí hao mòn theo thời gian cũng như quá trình sử dụng nữa. Ví dụ bạn mua và sử dụng một chiếc tủ bảo quản có giá 20 triệu, tính hao mòn trong 5 năm sử dụng, vậy mỗi năm sẽ mất 4 triệu. Bạn có thể tham khảo thời gian hao mòn tài sản cố định theo Thông tư số 162/2014/TT-BC do Bộ Tài Chính công bố.
Người làm kinh doanh cần có sự tính toán kỹ lưỡng để có thể hạn chế tối đa những rủi ro gặp phải đồng thời cần phải nhanh nhạy để có thể thích ứng và giải quyết các vấn đề đó thật nhanh chóng. Với những chia sẻ trên đây, chúc các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức tích lũy cho mình. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo!
>>> Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét